Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 23.3.2024
Mới đây, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) vừa ra thông báo bán đấu giá xe vi phạm hành chính bị CSGT tịch thu dưới hình thức bán phế liệu, đáng chú ý có hơn 6.500 xe máy vi phạm.Theo đó, tài sản bán đấu giá là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu của Phòng CSGT, gồm: 18 xe mô tô ba bánh, 6.524 xe máy, 1 mô tô nước. Chất lượng tài sản đã qua sử dụng, hư hỏng. Hình thức: bán phế liệu.Giá khởi điểm là 3.391.650.000 đồng (bằng chữ: ba tỉ, ba trăm chín mươi mốt triệu, sáu trăm năm mươi ngàn đồng).Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là tổ chức có các tiêu chí theo quy định tại luật Đấu giá tài sản ngày 17.11.2016, luật Sửa đổi, bổ sung một điều của luật Đấu giá tài sản ngày 27.6.2024 và Điều 33 Thông tư số 19/2024/TT-BTP ngày 31.12.2024 của Bộ Tư pháp.Cụ thể, một số tiêu chí gồm: có tên trong danh sách tổ chức hành nghề đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố; cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá như: có địa chỉ trụ sở ổn định, rõ ràng (số điện thoại, địa chỉ thư điện tử...), trụ sở có đủ diện tích làm việc, có trang thông tin điện tử của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản đang hoạt động ổn định, được cập nhật thường xuyên...; có phương án đấu giá khả thi, hiệu quả...Đơn vị tham gia đấu giá có thể nộp hồ sơ trực tiếp trong giờ hành chính tại Phòng CSGT số 341 Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Q.1, số điện thoại 0693.187.521.Người đến nộp phải mang theo giấy giới thiệu và thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (mang bản gốc để đối chiếu).Phòng CSGT sẽ có văn bản thông báo kết quả cho tổ chức đấu giá được lựa chọn, những đơn vị không được thông báo kết quả được hiểu là không được lựa chọn và không hoàn trả hồ sơ với những đơn vị tham gia chào dịch vụ mà không được lựa chọn.Trao đổi với PV, lãnh đạo một số đội CSGT cho hay, trước đây, có tình trạng người vi phạm không đến đóng phạt để nhận lại xe vì tiền phạt cao hơn giá trị của xe. Theo đó, các lỗi vi phạm thường bị CSGT tạm giữ xe gồm: vi phạm nồng độ cồn, người điều khiển không có GPLX, không có đăng ký xe... Bên cạnh đó, các xe không chứng từ, xe nhập lậu… gọi chung là xe không hợp lệ nếu bị CSGT lập biên bản tạm giữ thì người vi phạm xác định sẽ không thể nhận lại được xe. Tuy nhiên, hiện nay, nếu người vi phạm không đến đóng phạt để nhận lại xe thì không thể làm lại bằng lái, thực hiện thủ tục đăng ký xe... vì dữ liệu vi phạm được cập nhật hết lên hệ thống. "Nhiều người có suy nghĩ bỏ bằng lái, bỏ xe khi bị CSGT là sẽ "thoát" được tiền phạt. Nhưng với các chế tài ngăn chặn như hiện nay, nếu không đóng phạt thì người vi phạm sẽ gặp nhiều phiền phức khi làm các thủ tục, giấy tờ liên quan lĩnh vực CSGT phụ trách như: đăng ký xe, làm thủ tục mua bán sang tên xe, cấp đổi bằng lái xe...", CSGT thông tin.Đã tìm ra quán quân cuộc thi chứng khoán RongViet Invest 2023
Hỗ trợ giá dầu tăng trong phiên đầu tuần còn là động thái tăng giá bán dầu sang thị trường châu Á, Tây Bắc Âu và Địa Trung Hải của Ả Rập Xê Út trong tháng 6. Điều này le lói lên hy vọng về nhu cầu tăng trong mùa hè này. Tuy vậy, chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất Trung Quốc vừa công bố giảm nhẹ vẫn tạo tâm lý hoang mang về khả năng tăng nhu cầu dầu tại Trung Quốc - thị trường nhập dầu thô lớn nhất thế giới hiện nay.
'Lạc' vào vườn hồng cổ từng bị lãng quên trong hoàng thành Huế
The Global Golf Academy & Club tại TP.Thủ Đức với 60 thảm tập, 3 hố par 3, proshop, locker, quầy bar, phòng tư vấn và đào tạo golf. Học viện và CLB golf tại dự án The Global City là một học viện đào tạo golf hàng đầu Việt Nam với đội ngũ huấn luyện viên sở hữu chứng chỉ quốc tế.
Ngày 18.2, tại Văn phòng UBND tỉnh Bình Định, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã làm việc với Tập đoàn Syre (Thụy Điển) về việc hợp tác đầu tư.Tại buổi làm việc, ông Tim King, Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre, cho biết Syre là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế dệt may, với mục tiêu giảm phát thải carbon và rác thải trong ngành dệt bằng cách tái chế Polyester quy mô lớn. Syre có kế hoạch xây dựng 12 nhà máy toàn cầu vào năm 2032, sản xuất 3 triệu tấn Polyester tái chế, giúp giảm 15 triệu tấn Co2 hằng năm. Theo ông Tim King, Tập đoàn Syre dự định đầu tư tại Bình Định một nhà máy tổ hợp sản xuất tái chế sợi Polyester với diện tích 10 ha, tổng vốn đầu tư từ 700 triệu đến hơn 1 tỉ USD. Nhà máy này sẽ tạo việc làm, phát triển hệ sinh thái quản lý rác thải và tăng cường hoạt động vận chuyển, phân loại dệt may.Ông Phạm Anh Tuấn hoan nghênh dự định của Tập đoàn Syre về mong muốn lựa chọn Bình Định làm địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy. Theo ông Tuấn, tỉnh Bình Định đang rất quan tâm và ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất mang tính bền vững và tuần hoàn. Do vậy, việc Tập đoàn Syre dự kiến đầu tư nhà máy tái chế rác thải dệt may tại Bình Định vào thời điểm này là phù hợp với mục tiêu phát triển xanh và bền vững của tỉnh. Đồng thời, Bình Định có những điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Syre đầu tư, phát triển trong khu vực và toàn cầu."Tập đoàn Syre phải đảm bảo các quy định về xử lý, tái chế rác thải dệt may và các chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam đang hướng tới như: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải", ông Tuấn đề nghị.
Huyền thoại Netanyahu trên đường trở lại cầm quyền ở Israel
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật "Cải thiện giao thông công cộng TP.Hà Nội (Moov'Hanoi)" sử dụng viện trợ không hoàn lại của Hội đồng Vùng Île-de-France (Cộng hòa Pháp).Tổng vốn dự án khoảng 33 tỉ đồng, tương đương hơn 1,2 triệu euro. Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 32 tỉ đồng do bên tài trợ là Hội đồng Vùng Île-de-France và Cơ quan Phát triển Pháp (bên cung cấp viện trợ) trực tiếp quản lý. Vốn đối ứng khoảng 1 tỉ đồng được huy động từ ngân sách thành phố.Dự án đặt ra 2 mục tiêu chung nhằm nâng cao sức hấp dẫn của giao thông công cộng tại Hà Nội và hỗ trợ thành phố thiết lập mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2025 - 2026.Hà Nội kỳ vọng khi dự án được triển khai sẽ cải thiện "lộ trình di chuyển của hành khách", đặc biệt thông qua cải tiến các điểm ga giao thông công cộng. Đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận bằng tất cả các phương thức, đặc biệt là đi bộ đến các nhà ga để tạo thuận lợi cho việc sử dụng phương thức giao thông công cộng mới này.Cạnh đó, thành phố sẽ có thể tổ chức lại mạng lưới xe buýt hiện có để bổ sung tốt hơn trong cung cấp giao thông công cộng nói chung.Theo Sở GTVT Hà Nội, dự án có nhiều nội dung chính, trong đó nội dung 1 sẽ nghiên cứu thực trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến giao thông và nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân Hà Nội để phát triển hệ thống giao thông bền vững.Nội dung 2 nhằm hỗ trợ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc mở mới, điều chỉnh dịch vụ các tuyến buýt trên cơ sở kế hoạch tái cấu trúc và hợp lý hóa mạng lưới xe buýt công cộng. Từ đó tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải metro/BRT/bus.Nội dung 3 là các nguyên tắc thiết kế các điểm ga giao thông công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, điểm trung chuyển đa phương thức và triển khai dự án thí điểm làm cơ sở nhân rộng và quản lý kết nối đa phương thức. Điều này nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của mạng lưới xe buýt đô thị và liên vận.Tính đến năm 2023, trên địa bàn Hà Nội có 154 tuyến buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá; 8 tuyến không trợ giá; 12 tuyến kế cận và 2 tuyến City tour. Mạng lưới tuyến xe buýt trong 10 năm qua thường xuyên được phát triển, mở rộng, cải thiện, hợp lý hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.Sở GTVT Hà Nội cho rằng việc phát triển, mở mới các tuyến buýt cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi cần phải có các giải pháp để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.